Trường hợp lô gỗ nhập khẩu không thuộc phụ lục CITES và gỗ không nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT thì phải cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ và thông tin kê khai.
Theo quy định về quản lý gỗ nhập khẩu trong Nghị định 102/2020/NĐ-CP, khi tiến hành nhập khẩu gỗ vào Việt Nam, chủ gỗ phải đảm bảo các nội dung sau:
– Nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu theo các quy định pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ;
– Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về cung cấp thông tin theo tiêu chí đánh giá vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam và tiêu chí xác định loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam;
– Trường hợp lô gỗ nhập khẩu không thuộc phụ lục CITES và gỗ không nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT thì phải cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ và thông tin kê khai.
Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:
– Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập
– Một trong các tài liệu sau: Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp; Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp; Trường hợp lô gỗ nhập khẩu không thuộc phụ lục CITES và gỗ không nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT thì cần phải bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu.