Quản lý và kiểm soát gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu đi vào VNTLAS

1. Tổng quan về tình hình nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ năm 2015 đến 2017

Theo phân tích của VIFORES, FPA BD, HAWA và FOREST TRENDS từ số liệu Hải quan Việt Nam (Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và nhập khẩu gỗ – thực trạng và xu hướng hội nhập – tháng 3/2018):

  • Hiện nay VN nhập từ 119 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước Châu Phi, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU và Campuchia là các thị trường chính cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ cho Việt Nam.
  • Giá trị gỗ nhập khẩu: bình quân năm 2015, 2016 và 2017 xấp xỉ 2,05 tỷ đô la.
  • Khoảng trên 400 loài trong đó khoảng trên 60 loài chưa được định danh chính xác.
  • Gỗ tròn/đẽo vuông thô, gỗ xẻ và các loại ván là 3 nhóm mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. Lượng nhập gỗ tròn/đẽo vuông thô năm 2017 là 2,24 triệu m3 tương ứng khoảng 668 triệu USD; Lượng gỗ xẻ nhập năm 2017 là 2,18 triệu m3 (quy đổi ra 3,11 triệu m3 gỗ tròn) tương ứng khoảng 879 triệu USD; lượng ván sợi nhập năm 2017 là 652 nghìn m3 tương ứng khoảng 186 triệu USD.

2. Phạm vi tác động của việc quản lý và kiểm soát gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu

– Cơ quan quản lý: Hải quan, Kiểm lâm … kiểm soát nguồn gỗ gỗ nhập khẩu theo hồ sơ nhập khẩu mới.
– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu gỗ: áp dụng thống nhất với tất cả các nhà nhập khẩu (bao gồ cả nhập khẩu để chế biến, thương mại nội địa hoặc xuất khẩu vào thị trường ngoài EU).

3. Quy định về quản lý gỗ nhập khẩu hiện nay

Hiện nay, theo phân luồng của hệ thống rủi ro Hải quan, gỗ nhập khẩu thường bị phân vào luồng vàng (kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế xác suất 5-10% lô hàng) và luồng đỏ (kiểm tra 100% thực tế lô hàng).

4. Qui định về quản lý gỗ nhập khẩu sau khi VPA có hiệu lực

4.1. Quản lý gỗ nhập khẩu dựa trên rủi ro

Việc kiểm soát và quản lý gỗ nhập khẩu vào Việt Nam tuân thủ các quy định tại Nguyên tắc III của Phụ lục II (Tổ chức và Hộ gia đình). Theo Hiệp định VPA, Việt Nam sẽ áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để kiểm soát gỗ nhập khẩu. Các biện pháp xác minh nguồn gỗ này dựa trên rủi ro theo ba “bộ lọc” sau sẽ được áp dụng:

  1. Hệ thống phân loại rủi ro của Hải quan (3 luồng: xanh, đỏ, vàng);
  2.  Nhóm loài rủi ro (2 loại: rủi ro cao và rủi ro thấp);
  3.  Rủi ro gắn với xuất xứ vùng địa lý (2 loại: rủi ro thấp và rủi ro cao).

Việc sử dụng 03 bộ lọc nêu trên để xác định:

(i) Yêu cầu kiểm tra thực tế lô hàng; và
(ii) Yêu cầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu Quy trình, thủ tục quản lý và kiểm soát gỗ nhập khẩu được mô tả trong Sơ đồ 3.

Bộ lọc 1: hiện nay hai quan đang áp dụng

Đối với bộ lọc 2: Tra cứu nhóm loài
Tên loài?
Nhóm rủi ro?

Loài rủi ro:
Các loài thuộc Phụ lục I, II, III của CITES;
– Loài nguy cấp quý hiếm thuộc Nhóm I và II theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Loài bị buôn bán trái phép theo cơ sở dữ liệu vi phạm lâm luật của Cục Kiểm lâm và cơ sở dữ liệu của hải quan.
– Các loài có nguy cơ bị đe dọa hoặc buôn bán trái phép theo thông báo từ các nguồn tin tin cậy bao gồm thông tin chính thức từ Việt Nam và EU, và thông tin từ các tổ chức quốc tế như Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Interpol; Ban thư ký CITES, tổ chức Hải quan thế giới (WCO)
Loài không rủi ro là loài không thuộc các loài trên.

Đối với bộ lọc 3: Tra cứu vùng địa lý
Loài gỗ nhập khẩu từ quốc gia nào?
Quốc gia đó thuộc nhóm rủi ro nào?

Quốc gia rủi ro thấp là những quốc gia:
(i) Có hệ thống TLAS đã vận hành và cấp phép FLEGT; hoặc
(ii) Có khung pháp ý quốc gia bắt buộc về trách nhiệm giải trình đối với gỗ hợp pháp cho toàn bộ chuỗi cung tới quốc gia khai thác được Việt Nam công nhận là đã đáp ứng tiêu chí của VNTLAS; hoặc
(iii) Có chỉ số hiệu quả Chính phủ từ 0 trở lên theo xếp hạng hàng năm của Ngân hàng thế giới (WB) về chỉ số quản trị toàn cầu (WGI); và có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực thi CITES được xếp loại I do Ban thư ký CITES công bố đối và đáp ứng một trong hai tiêu chí:

  1. Quốc gia đã ký hiệp định song phương với Việt Nam về gỗ hợp pháp, được Việt Nam công nhận là đã đáp ứng tiêu chí của VNTLAS, mà đã được công bố; hoặc
  2. Quốc gia có hệ thống chứng chỉ gỗ quốc gia bắt buộc được Việt Nam công nhận là đã đáp ứng tiêu chí của VNTLAS.

Quốc gia không đáp ứng các tiêu chí trên là quốc gia có rủi ro cao.

4.2. Hồ sơ gỗ nhập khẩu

Để chứng minh tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu, các nhà nhập khẩu gỗ phải xuất trình một trong ba bằng chứng sau đây:

  1. Giấy phép FLEGT có hiệu lực hoặc giấy phép xuất khẩu tương đương cho toàn bộ lô hàng từ quốc gia xuất khẩu đã ký Hiệp định VPA với EU và có hệ thống cấp phép FLEGT đang vận hành; hoặc
  2. Giấy phép CITES có hiệu lực cho toàn bộ lô hàng; hoặc
  3. Bản kê khai thể hiện trách nhiệm giải trình và tài liệu bổ sung theo tình trạng nhóm rủi ro của lô gỗ nhập khẩu như quy định tại bảng 4 dưới đây.

Bảng 4. Quản lý và kiểm soát gỗ nhập khẩu không có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT vào Việt Nam theo mức độ rủi ro

TT Mức độ rủi ro của lô gỗ nhập khẩu Biện pháp xác minh dựa theo thực trạng rủi ro của lô gỗ nhập khẩu
Rủi ro theo loài Rủi ro xuất xứ vùng địa lý Tài liệu bổ sung
1 Thấp Thấp Không
2 Thấp Cao
3 Cao Thấp
4 Cao Cao

 

Bản kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu sẽ được áp dụng cho lô hàng KHÔNG có giấy phép CITES và FLEGT, gồm các thông tin như sau:
• Mô tả lô hàng;
• Liệt kê các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến nguồn gốc hợp pháp của lô hàng;
• Các biện pháp giảm thiểu cho trường hợp có rủi ro liên quan đến nguồn gốc hợp pháp của lô hàng;
• Danh sách và đính kèm tài liệu bổ sung là bằng chứng về nguồn gốc hợp pháp dựa theo thực trạng rủi ro của lô gỗ nhập khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) sẽ ban hành thông tư hướng dẫn về Bản kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu.

Tài liệu bổ sung đi kèm với Bản kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu: căn cứ và thực trạng rủi ro, nếu lô hàng thuộc nhóm phải có tài liệu bổ sung thì nhà nhập khẩu phải bổ sung ít nhất một trong 03 tài liệu sau:

1. Chứng chỉ QLRBV tự nguyện (FSC, PEFC) hoặc chứng chỉ quốc gia (MTCC, SVLK);
2. Giấy phép khai thác theo quy định pháp luật của nước khai thác tương ứng với lô hàng NK đối với gỗ nguyên liệu;
3. Tài liệu thay thế khác chứng minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ theo quy định PL của nước khai thác, trong trường hợp nước khai thác không yêu cầu tài liệu khai thác đối với gỗ nguyên liệu hoặc trong trường hợp nhà nhập khẩu không thể có được tài liệu khai thác đối với sản phẩm hỗn hợp.

5. Trách nhiệm của các bên trong quản lý gỗ nhập khẩu

5.1. Trách nhiệm của Chính phủ

  • Sửa đổi và ban hanh văn bản PL (nghị định hoặc Thông tư hướng dẫn về quản lý gỗ nhập khẩu)
  • Bộ NN và PTNT sẽ định kỳ ban hành danh mục loài rủi ro cao và ít rủi ro, danh mục các quốc gia/vùng lãnh thổ tích cực/ít rủi ro
  • Tập huấn hướng dẫn cho DN và các cơ quan thực thi của CP (Kiểm lâm và Hải quan) về qui định mới liên quan đến gỗ nhập khẩu
  • Thành lập đường dây nóng tại Tổng cục Lâm nghiệp để hỗ trợ DN thực hiện Hiệp định VPA nói chung và về gỗ nhập khẩu nói riêng

5.2. Trách nhiệm của Tổ chức

  • Tổ chức nhập khẩu gỗ cần lưu ý là gỗ hợp pháp theo qui định pháp luật của nước khai thác (chứ không phải theo qui định của nước xuất khẩu). Do vậy cần tìm hiểu qui định pháp luật của nước khai thác về gỗ hợp pháp;
  • Tuân thủ qui định pháp luật về gỗ xuất khẩu của nước khai thác gỗ và về gỗ nhập khẩu của Việt Nam;
  • Nên mua gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững được quốc tế công nhận (FSC và PEFC, MTCC…) và luôn yêu cầu bên bán cung cấp giấy tờ/hồ sơ theo qui định;
  • Khi mua gỗ từ bất kỳ nguồn nào, các doanh nghiệp cần kiểm tra bằng chứng gỗ hợp pháp phù hợp với gỗ được mua (tính hợp pháp, tính hợp lý của hồ sơ gỗ);
  • Đánh giá nhà cung ứng để tránh rủi ro? Khi phát hiện rủi ro, từ chối mua hàng.

Nguồn: toàn bộ nội dung trên được trích xuất từ VPA/FLEGT

By |2019-02-22T04:14:20+00:00February 22nd, 2019|Kiểm soát chuỗi cung|0 Comments